Năm 2022, Elon Musk mua Twitter và đổi tên thành X với mục tiêu biết mạng xã hội này trở thành một công ty có giá trị vốn hóa gấp 10 lần con số 20 tỷ USD.
Mặc dù vị tỷ phú đã sử dụng khối tài sản khổng lồ của mình để trang trải phần lớn số tiền 44 tỷ USD, ông cũng phải đi gom tiền cho thương vụ bằng cách vay từ danh sách các ngân hàng bao gồm Morgan Stanley, Bank of America, Barclays, MUFG, BNP Paribas, Mizuho và SocGen.
Sau 2 năm, Washington Post công bố hồ sơ liệt kê gần 100 thực thể có cổ phần trong X. Điểm chung của những nhà đầu tư này đều là khoản lỗ nặng với X.
Cụ thể, tài liệu này bao gồm một số tên tuổi lớn nhất của Thung lũng Silicon như Andreessen Horowitz, Fidelity, Sequoia, cùng với các nhà quản lý tài sản như Fidelity.
Những tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới cũng đầu tư, bao gồm Hoàng tử Ả Rập Saudi Alwaleed bin Talal al Saud, rapper người Mỹ Sean "Diddy" Combs, người sáng lập và cựu CEO của X, Jack Dorsey.
Vào thời điểm đó, các nhà phân tích đã tỏ ra kinh ngạc trước khả năng thu hút hàng chục đối tác một cách nhiệt tình của Musk.
Hoàng tử Ả Rập Saudi Alwaleed bin Talal al Saud được cho là đã chuyển gần 2 tỷ USD cổ phiếu Twitter do chính ông và một công ty mẹ của Ả Rập nắm giữ vào thỏa thuận riêng. Hai năm sau, Alwaleed bin Talal al Saud cho biết ông vẫn hài lòng với khoản đầu tư của mình.
Thống kê về khoản lỗ của các nhà đầu tư lớn trong thương vụ mua lại Twitter của Elon Musk. Ảnh: Washington Post. |
Tuy nhiên, với những người nhà đầu tư khác, thỏa thuận này có vẻ là một thảm họa. Dưới thời Elon Musk, định giá của X liên tục đi xuống thảm hại và hiện chỉ còn giá trị bằng một nửa số tiền mà vị tỷ phú này đã bỏ ra.
Kể từ cuối năm 2023, Fidelity đã liên tục định giá cổ phần X ở một trong các quỹ của mình thấp hơn 70% so với giá mua. Theo Axios, đây cũng là lần đầu tiên mà quỹ này ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục như vậy.
Cụ thể, theo các số liệu được công bố cho thấy Fidelity hiện định giá cổ phần mạng xạ hội thấp hơn khoảng 72% so với thời điểm Musk tiếp quản.
Theo đó, tổng giá trị cổ phần của công ty từ mức định giá khoảng 316 triệu USD hiện chỉ còn 88 triệu USD.
Sử dụng công cụ ước tính của Fidelity, Washington Post đưa ra nhận định 8 khoản đầu tư lớn nhất hiện lỗ khoảng 5 tỷ USD so với thời điểm Musk mua lại X.
Tổng cổ phần của vị CEO Tesla và các đối tác đã mất tới 24 tỷ USD - một sự "bốc hơi" sánh ngang với một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc những bê bối lớn mà một công ty có thể đối mặt.
"Elon Musk đã phá hủy một khối tài sản khổng lồ kể từ khi mua lại X", Ross Gerber, một nhà đầu tư chưa đến một triệu USD trong thương vụ cho biết. Thậm chí, Gerber hiện đã xem khoản cổ phần này là vô giá trị.
Khối tài sản của Elon Musk cũng liên tục sụt giảm kể từ khi thương vụ hoàn tất. Ảnh: Washington Post. |
Trong số các nhà đầu tư hàng đầu vào thương vụ này có thể kể đến Jack Dorsey, nhà sáng lập của chính nền tảng mạng xã hội.
Tuy nhiên, sự ủng hộ đã phản tác dụng và khiến Dorsey mất khoảng 720 triệu USD cổ phần. Dorsey sau đó đã bày tỏ sự chê trách CEO Tesla.
“Tôi nghĩ ông ấy đã hành động sai khi nhận ra thời điểm mua lại của mình quá tệ. Tôi cũng không cho rằng việc hội đồng quản trị ép mua vào lúc đó như vậy là đúng”, Jack Dorsey chia sẻ trên Bluesky, nền tảng mạng xã hội do ông sáng lập với mục tiêu thay thế Twitter.
Theo Wall Street Journal, 7 ngân hàng tham gia vào thương vụ này, bao gồm Morgan Stanley và Bank of America, đã cho công ty của vị tỷ phú vay tiền để tiếp quản X vào tháng 10/2022.
Trong đó, các ngân hàng cho vay thường sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu nợ cho các nhà đầu tư khác, để biến chúng thành khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán, từ đó kiếm tiền từ phí.
Tuy nhiên, việc X mất giá đã làm ảnh hưởng đến sổ cho vay của các ngân hàng. Theo dữ liệu từ PitchBook LCD, các khoản vay trên Twitter đã bị treo lâu hơn tất cả giao dịch chưa tất toán kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Khi đó, có rất nhiều giao dịch chưa được xử lý, nhưng các ngân hàng trong thời kỳ đó vẫn có thể bán hoặc xóa hầu hết khoản nợ treo của họ trong vòng một năm.
Số tiền thua lỗ khi đầu tư vào thương vụ mua lại Twitter được đánh giá là sánh ngang với một cuộc khủng hoảng kinh tế. Ảnh: The Verge. |
Đơn cử như một thương vụ thất bại trị giá 20 tỷ USD vào năm 2007 - lớn hơn Twitter - nhưng lại phá sản khoảng 12 tháng sau khi các ngân hàng ký séc nợ.
Steven Kaplan, giáo sư tài chính tại Đại học Chicago, cho biết Twitter không chỉ là giao dịch có giá trị lớn nhất tính theo USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 mà còn là một trong những giao dịch lớn nhất mọi thời đại.
“Các khoản vay đã đè nặng lên các ngân hàng lâu hơn nhiều so với các giao dịch treo khác mà chúng tôi từng thấy”, ông nói.
Do Elon Musk đã biến X thành một công ty tư nhân nên rất khó để biết được định giá cập nhật từng phút của mạng xã hội này. Mặc dù vậy, nhiều nguồn tin đã tiết lộ bức tranh tài chính của công ty hiện không mấy khà quan.
Theo một số tài liệu nội bộ được New York Times trích dẫn, doanh thu của X trong quý II đã giảm 25% so với quý I của năm 2024, xuống còn 114 triệu USD và thấp hơn 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Link nội dung: https://tieudung360.vn/gioi-dau-tu-nhan-qua-dang-vi-tin-tuong-elon-musk-78.html